Trần Quyết Chiến không được xếp hạt giống, rơi vào nhánh đấu nặng ở đấu trường quốc nội
Theo báo cáo tổng kết năm 2024, VCCA đã kết nạp thêm 58 hội viên, nâng tổng số hội viên thuộc Hiệp hội lên con số 474 và trở thành hội viên chính thức của Global Chefs Union (GCU).Để mở rộng và phát triển mạng lưới, Hiệp hội đã thành lập thêm 1 Chi hội Siêu Đầu Bếp Việt Nam. Ngay sau khi thành lập vào tháng 8, Chi hội Siêu Đầu bếp Việt Nam đã có những hoạt động liên tục trong việc giới thiệu, trình diễn các món ăn Việt - Âu với sự gia giảm gia vị Việt tới các doanh nghiệp thực phẩm như: Masan, Lee Kum Kee, ABC... Đồng thời, tổ chức thành công các hoạt động xã hội, các chương trình từ thiện, hỗ trợ cộng đồng; phát động các chiến dịch ý nghĩa như "Cho đi là còn mãi", chương trình từ thiện tại Long An; hỗ trợ quỹ bảo trợ trẻ em khuyết tật tại TP.HCM...Bên cạnh kiện toàn nhân sự nội bộ và hoạt động của các văn phòng, ban, chi hội trực thuộc, các thành viên của VCCA trong năm qua đã tổ chức thành công sự kiện nổi bật. Đơn cử: Chi hội Nhà hàng Việt Nam đã tổ chức thành công sự kiện ARAA trong khuôn khổ sự kiện The Restaurant Leadership 2024; khởi động dự án "Việt Nam, hành trình trở thành "Kinh đô Ẩm thực" mới của thế giới". Sự kiện đã thu hút sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu, lãnh đạo, nhà quản lý và đại diện các tổ chức quốc tế trong ngành F&B, đồng thời là cơ hội để giới thiệu, kết nối và phát triển nền tảng ẩm thực Việt Nam trên trường quốc tế...Phát huy thế mạnh của VCCA trong việc tập hợp và sử dụng đội ngũ đầu bếp - nghệ nhân ẩm thực trên toàn quốc, VCCA đã phối hợp cùng các sở, ban, ngành của các địa phương để tư vấn, đồng tổ chức, bảo trợ chuyên môn và hỗ trợ truyền thông các sự kiện văn hóa ẩm thực và du lịch khắp mọi miền Tổ quốc như: Liên hoan Văn hóa Ẩm thực xứ Thanh năm 2024; Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Bình Định năm 2024; Festival Phở Nam Định 2024; Tuần lễ Ẩm thực truyền thống Huế 2024; Ngày hội ẩm thực “Mặn mà Đà Nẵng”... Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch VCCA nhìn nhận năm 2024 đánh dấu một giai đoạn đặc biệt trong bối cảnh kinh tế, văn hóa và xã hội của Việt Nam, tạo ra những tác động sâu sắc đến hoạt động của hiệp hội. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi sau đại dịch Covid-19, Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng GDP ổn định, đồng thời ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch quốc tế. Xu hướng này mang đến nhiều cơ hội cho việc quảng bá và phát triển thương hiệu ẩm thực Việt Nam trên trường quốc tế.Nắm bắt cơ hội từ sự phát triển du lịch, sự thay đổi chính sách và hội nhập quốc tế VCCA đặt mục tiêu tiếp tục phát triển số lượng hội viên mới, dự kiến phát triển hội viên chính thức và hướng dẫn thành lập thêm các Hiệp hội Văn hóa ẩm thực địa phương (Hà Nội, Quảng Ninh, Tây Ninh, Cần Thơ, Tây Bắc…) trong năm 2025; tổ chức sự kiện "Công bố hành trình tìm kiếm và xác lập kỷ lục Việt Nam bộ sưu tập 365 món ăn đặc sắc Việt Nam với nước mắm" và tiếp tục đồng hành cùng các địa phương tổ chức nhiều cuộc thi, chương trình đưa ẩm thực Việt Nam tiến bước sâu rộng ra thế giới...Đặc biệt, Chủ tịch VCCA và các hội viên đang dành rất nhiều tâm sức hoàn thiện đề án “Tổng tập Ẩm thực Việt Nam kết nối cộng đồng” hướng đến “Bách khoa Toàn thư Ẩm thực Việt”.Ông Nguyễn Quốc Kỳ xác định trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa ẩm thực đã trở thành một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia và thu hút khách du lịch. Các món ăn Việt Nam, với sự phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc, ngày càng được quốc tế đánh giá cao. Sự phát triển của ngành ẩm thực du lịch đã góp phần nâng tầm ẩm thực Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Những món ăn đặc trưng như phở, bánh mì, bún chả không chỉ ghi dấu ấn trong lòng du khách mà còn được vinh danh trên các bảng xếp hạng ẩm thực thế giới. Do đó, VCCA đặt nhiệm vụ xây dựng được các kinh đô văn hóa ẩm thực, thủ phủ và bảo tàng ẩm thực Việt Nam, đưa ẩm thực trở thành thương hiệu khi nhắc đến Việt Nam.Biển đảo Tây Nam: Hòn đảo đẹp nhất cực nam Tổ quốc
Sự kiện do Công ty Connect Exposition Asia tổ chức, với sự quy tụ của các công ty hàng đầu và các chuyên gia trong lĩnh vực thiết bị kho bãi và lưu trữ lạnh, xử lý vật liệu, kiểm soát nhiệt độ, đông lạnh, lưu trữ, phân phối, giải pháp chuỗi cung ứng.
Collagen là gì? Tiêu chí lựa chọn collagen hiệu quả mà không gây nóng, không tăng cân
Ngày 17.2, Sở Y tế TP.HCM cho biết, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn hỏa tốc về việc cảnh báo 7 loại thuốc do Công ty Mylan Laboratories Limited tại Indore-Pithampur (Ấn Độ) sản xuất.Công văn gửi hỏa tốc do Cục Quản lý dược ký ngày 17.2, được gửi đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Quản lý dự án hỗ trợ kỹ thuật Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS; Công ty TNHH Viatris Việt Nam (tòa nhà Friendship Tower, 31 Lê Duẩn, P.Bến Nghé, Q.1); Văn phòng đại diện Mi Pharma Limited (94 - 96 Nguyễn Văn Kỉnh, P.Thanh Mỹ Lợi, TP.Thủ Đức).Trước đó, ngày 19.12.2024, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (USFDA) có thư cảnh báo về việc phát hiện các vi phạm nghiêm trọng về thực hành tốt sản xuất (GMP) tại Công ty Mylan Laboratories Limited. Và Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với thuốc hóa dược (Bộ Y tế) ngày 13.2 đã yêu cầu tạm dừng nhập khẩu và tạm dừng phân phối, lưu thông các thuốc sản xuất tại Công ty Mylan Laboratories Limited.Đề đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản Iý dược yêu cầu các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng thuốc tạm dừng việc nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng 7 loại thuốc này; niêm phong, bảo quản tại cơ sở. Phối hợp với cơ sở đăng ký thuốc để khẩn trương báo cáo về tình hình nhập khẩu (tên cơ sở nhập khẩu, thời gian và số lượng nhập khẩu), tình hình phân phối, sử dụng các thuốc này.Đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh, các đơn vị kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tạm ngừng sử dụng, lưu hành các thuốc do Công ty Mylan Laboratories Limited sản xuất. Các đơn vị bảo quản thuốc này trong thời gian chờ kết luận về chất lượng thuốc, mức độ an toàn cho người sử dụng cho đến khi có thông báo mới của Cục Quản lý dược.Theo thông báo của Cục Quản lý dược, có 3 thuốc do Công ty TNHH Viatris Việt Nam đăng ký nhập khẩu (ADCClena 5, ADCClena 10 và ADCClena 25). 4 thuốc do Mi Pharma Private Limited đăng ký (Emtricitabine and and tenofovir alafenamide tablets 200mg/25mg, Hepbest, Acriptega, Avonza).
Được thi đấu trên sân nhà ở trận chung kết lượt về đội tuyển Thái Lan nhập cuộc với tinh thần thần rất cao. Đội chủ sân Rajamangala cầm bóng 61%, tung ra 13 cú sút (nhiều hơn 3 lần so với đội tuyển Việt Nam) nhưng phải nhận thất bại 2-3. Đồng thời, Thái Lan cũng mất luôn ngôi vô địch AFF Cup 2024 vào tay đội tuyển Việt Nam khi thua với tổng tỷ số 3-5 sau 2 lượt trận.Ngay khi trận chung kết lượt về giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan khép lại, trang Khao Sod đã có bài viết với tiêu đề “1 trận đấu, 1000 sự kiện! Đội tuyển Thái Lan chỉ còn 10 cầu thủ, thua Việt Nam và bỏ lỡ chức vô địch Đông Nam Á”. Trang báo xứ Chùa vàng cho rằng đội tuyển nước nhà đã bị cuốn quá nhiều vào diễn biến trên sân, không thể hiện được bản lĩnh của mình để rồi mất chức vô địch.“Thua 1-2 trên sân của Việt Nam, Thái Lan dồn ép đối thủ từ những phút đầu nhằm tìm bàn thắng. Thế nhưng, đội bóng của ông Masatada Ishii một lần nữa nhận đòn đau khi Tuấn Hải mở tỷ số từ sớm. Cho đến phút 27, các CĐV Thái Lan trong sân đã được hò reo vang dội sau cú sút của Benjamin Davis, cân bằng tỷ số 1-1. Nửa sau hiệp 1, đội tuyển Thái Lan chơi khởi sắc cho đến phút 64 thì xảy ra bước ngoặt khi Supachok Sarachat tung cú sút xa đẹp mắt, gỡ hòa 2-2. Dù vậy, đến phút 74, Veerathep Pomphan phải nhận thẻ đỏ, đội tuyển Thái Lan lại liên tiếp nhận những cú đau bất ngờ. “Voi chiến” mất đi thế trận, bị cuốn vào lối đá của đối thủ, liên tục gặp sai lầm. Ngược lại, đội tuyển Việt Nam càng thi đấu càng bản lĩnh, có 2 bàn thắng ở những phút cuối. Thất bại 2-3 ngay trên sân nhà, Thái Lan ngậm ngùi nhìn Việt Nam lên ngôi vô địch lần thứ 3”, trang Khao Sod viết.Trong khi đó, trang Pattaya nhấn mạnh, những sự cố ở trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan như việc Xuân Son bị chấn thương hay bàn thắng gây tranh cãi khiến đội bóng của HLV Masatada Ishii không giữ được sự điềm tĩnh cần thiết.Trang Pattaya phân tích: “Sau bàn gỡ hòa 1-1, phút 30, tâm trạng của Thái Lan còn nhẹ nhõm hơn khi Việt Nam gặp tin dữ vì tiền đạo số 1 Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng, phải thay bằng Tiến Linh. Bắt đầu từ đây, hàng thủ của Thái Lan dường như cũng mất đi sự cảnh giác vốn có từ đầu trận. Tình huống thứ 2, sau khi thủ môn Việt Nam đưa bóng ra ngoài ở phút 62, cầu thủ Thái Lan ném biên, tiếp tục thi đấu trong sự phản ứng của cầu thủ Việt Nam. Supachok Sarachat ghi bàn, đầy tranh cãi nổ ra nhưng cuối cùng trọng tài cũng không bận tâm và công nhận bàn thắng. Thấy được đối phương bị ảnh hưởng tâm lý, cầu thủ Thái Lan bắt đầu đẩy cao nhịp độ nhưng chúng ta lại không có sự bình tĩnh cần thiết. Veerathep Pomphan chơi rắn từ đầu trận nhưng vẫn không hạ nhiệt và nhận thẻ đỏ. Hàng thủ phối hợp không tốt, Pansa Hemviboon lúng túng đá phản lưới nhà. Tệ hơn, đến phù bù giờ, hơn 50.000 CĐV Thái Lan ở Rajamangala còn chứng kiến bàn thua thứ 3, qua đó giúp Việt Nam hiên ngang vô địch”.Tờ báo thể thao hàng đầu của Thái Lan - Siamsport viết sau trận chung kết lượt về AFF Cup 2024: “Kể từ năm 1996, AFF Cup đã được tổ chức 15 lần. Trong đó, Thái Lan là quốc gia giành chức vô địch nhiều nhất: 7 lần. Nhưng rồi chúng ta vẫn chưa phá được "cái dớp" bí ẩn là giành chức vô địch 3 kỳ liên tiếp. Đau đớn hơn, lần này Thái Lan kết thúc giải đấu với chỉ 10 người, bị đội tuyển Việt Nam đánh bại ngay trên sân nhà”. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Bộ GD-ĐT nói gì về đáp án môn tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT?
Trong buổi ghi hình chương trình Gala Việc tử tế với chủ đề Yêu lắm Việt Nam ơi do VTV tổ chức, hàng loạt nghệ sĩ thân thuộc của miền Bắc đã có dịp hội tụ để tôn vinh những "người hùng thầm lặng" có đóng góp thiện nguyện nổi bật, giúp đỡ cộng đồng trong năm 2024. Các nghệ sĩ Minh Hòa, Nguyệt Hằng, diễn viên Anh Thơ, Thanh Hương, Quách Thu Phương, Thục Anh, Sỹ Hưng, vợ chồng diễn viên Minh Tiệp... đều mặc áo dài do Ngọc Hân thiết kế tại buổi quay hình. Những mẫu áo dài này nằm trong hai bộ sưu tập mới nhất của nàng hậu. Hồi cuối tháng 12.2024, Ngọc Hân từng giới thiệu 4 mẫu áo dài trong bộ sưu tập lấy cảm hứng từ tranh của họa sĩ Lê Thiết Cương tại triển lãm nghệ thuật Tết Tỵ của nhóm G39. Họa sĩ Lê Thiết Cương vốn kỹ tính, cầu toàn nên việc anh đồng ý cho nàng hậu sử dụng hình ảnh của 15 bức tranh để in lên áo dài là một ưu ái không hề nhỏ. Ngọc Hân cảm thấy mình may mắn khi được họa sĩ Lê Thiết Cương yêu mến dù cả hai mới quen biết 2 năm và cộng tác cùng nhau trong một vài dự án mỹ thuật. Bộ sưu tập áo dài của Ngọc Hân có chất liệu chủ đạo là cotton lóng (được đặt sản xuất riêng) và lụa. Đây là hai chất liệu thân thiện môi trường, tạo cảm giác dễ chịu cho người mặc. Ngoài các thiết kế dành cho phái đẹp, cô còn có các mẫu cho nam giới, trẻ em và phụ kiện khăn bằng chất liệu voan tơ mềm mại. Với tone màu pastel (vàng, hồng) cùng hình ảnh cầu Long Biên, phố cổ… hay hình con rắn (con vật biểu tượng của năm Ất Tỵ), mỗi thiết kế áo dài đều mang đậm dấu ấn văn hóa Hà thành, đồng thời ẩn chứa những thông điệp nhân văn về cuộc sống, con người. Dù cách tân về phom dáng hay sáng tạo các chi tiết hiện đại trên tay áo, hàng cúc… thì áo dài Ngọc Hân vẫn luôn giữ được nét truyền thống đặc trưng. Đây cũng là định hướng mà nàng hậu theo đuổi từ khi trở thành nhà thiết kế thời trang.